Song song với việc tìm kiếm khách hàng mới, chúng ta có thể tận dụng nguồn khách hàng cũ. Việc giữ chân khách hàng cũ mới là chiến lược bán hàng đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả nhất để tăng doanh thu. Vì vậy, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số cách để bạn có thể tăng được tỷ lệ giữ chân khách hàng của mình hiệu quả nhất. Hãy cùng tìm hiểu nhé
1. những lợi ích khi giữ chân khách hàng
Hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều tập trung đầu tư vào các chiến lược để thu hút được khách hàng mới. Tuy nhiên, nếu như khách hàng chỉ mua hàng một lần duy nhất và không quay lại nữa thì doanh nghiệp bạn sẽ phải chịu những tổn thất rất lớn. Chưa kể, nếu số lượng khách hàng bạn thu hút được thấp hơn số khách hàng bạn mất thì hậu quả sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Vì vậy, các doanh nghiệp nên có chiến lược giữ chân khách hàng cũ để khai thác. Biến khách hàng mới trở thành khách hàng trung thành. Muốn có lượng khách hàng trung thành như vậy, các doanh nghiệp nên thường xuyên chăm sóc khách hàng cũ của mình thường xuyên.
2. Cách giữ chân khách hàng hiệu quả
Với những lợi ích trên, thì việc giữ chân khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm chi phí quảng cáo những vẫn hoàn toàn có thể tăng doanh số với lượng khách hàng cũ đầy tiềm năng. Vì vậy, để giữ chân khách hàng hiệu quả bạn nên tham khảo những cách sau đây:
2.1 Lưu thông tin để giữ chân khách hàng
Lưu giữ thông tin khách hàng qua số điện thoại, địa chỉ, hóa đơn mua hàng giúp bạn quản lý và chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất. Bạn có thể nắm bắt được sở thích và thói quen mua hàng của khách hàng dễ dàng. Tạo cảm giác được quan tâm và chăm sóc tỉ mỉ sẽ khiến khách hàng rất hài lòng. Điều này sẽ khiến khách hàng cảm thấy được chăm sóc và nhớ đến.
Đối với các khách mua online, hãy nhớ làm quá trình đăng ký tài khoản/ mua hàng được diễn ra nhanh chóng. Khách hàng sẽ không thích những thủ tục rườm rà, mất thời gian. Trong khi đấy bạn cũng rút ngẵn được thời gian chăm sóc mà vẫn khiến khách hàng hài lòng. Lưu lại thông tin cũng giúp bạn quản lý để giữ chân khách hàng một cách hiệu quả.
Đặc biêt, hãy bảo mật thông tin khách hàng, đảm bảo quyền riêng tư cho khách.
2.2 Ưu đãi về giá để thu hút và giữ chân khách hàng quay trở lại
Yếu tố Giá cả của sản phẩm cũng rất quan trọng, vì ảnh hưởng không nhỏ đến các quyết định mua hàng của khách hàng. Vì thế để giữ chân khách hàng thì cách đơn giản nhất là “đánh” vào giá cả. Chủ doanh nghiệp có thể đưa ra những ưu đãi về giá cả cho lần mua hàng tiếp theo. Điều đó kích thích nhu cầu khách hàng quay lại cực kỳ hiệu quả.
Ví dụ: có thể tặng kèm mã giảm giá cho đơn hàng tiếp theo khi gửi hóa đơn các đơn hàng qua email cho khách hàng. Miễn phí cước vận chuyển và tặng voucher những khách hàng mua sắm thường xuyên.
2.3 Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết
thường xuyên thực hiện chương trình tri ân cho khách hàng trung thành. Thắt chặt các mối quan hệ hiện có, xây dựng được tin của khách hàng với thương hiệu. Quảng bá và duy trì hoạt động kinh doanh phát triển mạnh mẽ.Giữ chân khách hàng bằng sự than thiện và sự quan tâm là cách ghi điểm trong lòng khách hàng.
Chủ doanh nghiệp có thể giữ chân khách hàng thân thiết bằng cách :
- Giảm giá,Ưu đãi, tặng các coupon/voucher
- Tích điểm từ các hóa đơn, đổi điểm thưởng
- Tặng quà cho khách vào các dịp đặc biệt, ngày lễ, sinh nhật
- Ưu đãi khi giới thiệu bạn bè đến với cửa hàng
- Cung cấp thẻ khách hàng thân thiết
Bạn có thể xây dựng hình thức chăm sóc và quản lý khách hàng qua Zalo
2.4 Triển khai các chương trình bán chéo và bán thêm
Chiến lược bán chéo và bán thêm quyết định rất nhiều đến doanh số. Là chiến lược giữ chân khách hàng, thúc đẩy họ ra quyết định mua hàng “đỉnh cao”.
-
Bán chéo là hình thức mà người bán giới thiệu, đưa ra các dịch vụ cộng thêm cho khách hàng. Ví dụ: bán một váy xinh xắn, cửa hàng có thể bán kèm thêm phụ kiện như dây cột tóc, túi sách, kính măt….
- Bán thêm là hình thức mà doanh nghiệp đem lại cho khách hàng những “nâng cấp” tốt hơn. Ví dụ: khi mua laptop, bạn sẽ được giảm giá ưu đãi cho dịch vụ nâng cấp Win…
Tuy nhiên, khách hàng sẽ bắt đầu với việc tìm kiếm một mặt hàng cụ thể. Vậy nên, doanh nghiệp phải có chiến lược bán chéo và bán thêm phù hợp. Để phát triển chiến lược này, doanh nghiệp phải chú ý :
- Có những mặt hàng nào khách hàng thường mua cùng nhau hay không?
- Những sản phẩm nào có thể ghép cùng nhau, tạo giá trị hơn lúc ban đầu.
- Những mặt hàng nào có phiên bản nâng cấp đáng được đề cập?
2.5 giữ chân khách hàng bằng việc cá nhân hóa hành trình mua hàng
Một cách khác để giữ khách hàng hiệu quả chính là cá nhân hóa trải nghiệm mua hàng của họ. Việc thu thập thông tin về khách hàng như sở thích, hành vi mua hàng.. để tạo ra các hoạt động quảng bá hướng đến đối tượng mục tiêu.
VD: – Khuyến khích truy cập website để lấy mã tích điểm. Khi đó doanh nghiệp có thể thu thập tên, email, ngày sinh của họ. Tất cả những thông tin khác mà bạn nghĩ sẽ cho phép thương hiệu cải thiện trải nghiệm khách hàng.
– Sở thích của khách hàng – sẽ giúp doanh nghiệp viết, thiết kế và đặt quảng cáo hoạt động phù hợp cho từng phân khúc.
2.6 Nâng cao giá trị để giữ chân khách hàng
Giá trị thương hiệu là thứ rất quan trọng để bạn chiếm được lòng tin của khách hàng. Khi đã xây dựng lòng tin thì chắc chắn việc giữ chân khách hàng sẽ không còn là trở ngại.
Hãy cho khách hàng thấy rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có giá trị và luôn được nâng cao giá trị hơn nữa. Việc lắng nghe về trải nghiệm của khách hàng sẽ cải tiến các sản phẩm/dịch vụ hiện có của mình để nó phù hợp hơn và làm hài lòng khách hàng hơn.
Bài viết trên đã chia sẻ toàn bộ những cách giữ chân khách hàng cực hiệu quả. Bạn nên áp dụng để có lượng khách hàng cố định và tăng đơn hàng cho doanh nghiệp mình.